#toán lớp 9 tập 2
Explore tagged Tumblr posts
Text
Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp 9 mà em đã tham gia, buổi sinh hoạt đó diễn ra như thế nào, em có đóng góp ý kiến gì không Để viết được đoạn văn này các em cần lưu ý các ý sau: - Giới thiệu bối cảnh buổi sinh hoạt - Chủ đề của buổi sinh hoạt hôm ấy - Trình bày diễn biến buổi sinh hoạt lớp - Em có đóng góp ý kiến gì trong đó không? - Khẳng định lại một lần nữa chủ đề, đề tài hôm ấy. - Phát biểu cảm nghĩ của em. Một số đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp 9 có em tham gia Đoạn văn 1 Thứ bảy tuần trước, bạn Mai Anh bị mất chiếc lắc tay mẹ vừa mua cho, Mai Anh vội vàng nghi rằng Thanh lấy cắp nó. Mai Anh nói rằng do hôm trước Thanh đã mượn xem nhưng Mai Anh không cho và trong giờ ra chơi chỉ có Thanh trong lớp nên mới có cơ hội lấy cắp nhưng tôi biết Mai Anh nghi Thanh lấy chỉ vì gia đình Thanh rất khó khăn, bần cùng. Đến tiết Sinh hoạt lớp cuổi buổi, Mai Anh đã trình bày việc này trước lớp và cô Thu - giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi. Khi nghe Mai Anh nói các bạn đều cho rằng có lý và bàn tán xôn xao. Khi đó Thanh đã giải thích rất nhiều rằng bạn ấy không hề lấy chiếc lắc tay nào cả nhưng không một ai nghe. Em tin rằng Thanh không phải là người như vậy nên em đã đứng trước lớp nói: "Tớ tin Thanh không lấy cắp lắc tay của Mai Anh đâu, dù gia đình Thanh có khó khăn đi chăng nữa thì bạn ấy luôn thật thà, quan tâm giúp đỡ bạn bè, các bạn chưa rõ câu chuyện đã nói rằng bạn ý ăn cắp. Thế Mai Anh đã tìm kĩ chưa? Sáng nay cậu tháo ra khoe với các bạn xong cậu đã để đâu?". Mai Anh từ từ nhớ lại, xong vẻ mặt ngại ngùng, lúc sau bạn ý mới nhớ rằng đã cho Chi - bạn thân ở lớp bên cạnh đeo thử mà chưa lấy lại. Chuyện vỡ lẽ như vậy đấy. Nhưng em vẫn bức xúc nói thêm: "Các bạn chơi với Nam, là bạn học cùng lớp, chỉ vì bề ngoài và hoàn cảnh của bạn ý mà đánh giá con người, có đáng không?" Sau đó em ngồi xuống và cả lớp thật im lặng. Lúc sau cô Thu mới đứng dạy nói: "Cô nghĩ mỗi chúng ta đều không nên chỉ nhìn bề ngoài, hoàn cảnh mà vội đánh giá người khác. Cô mong rằng câu chuyện Mai Anh và Thanh sẽ là một bài học quan trọng mà các em cần ghi nhớ." Buổi sinh hoạt tới đây chìm vào im lặng, thời gian trôi qua nhưng em biết, mọi người đều đang suy nghĩ về câu chuyện này. Đoạn văn 2 Vào tiết học cuối cùng của sáng thứ Bảy hàng tuần, lớp em sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt lớp để tổng kết lại những điểm mạnh điểm yếu trong tuần vừa qua và triển khai công việc trong tuần kế tiếp. Tuần này buổi sinh hoạt lớp diện ra với sự góp mặt của cô giáo chủ nhiệm cũng như toàn thể 42 học sinh của lớp 9A. Các bạn trong ban cán sự lớp lần lượt báo cáo về tình hình học tập của lớp trong tuần qua. Tuyên dương cả lớp đã hoàn thành tốt tác phong đến trường: các bạn đều đi học đúng giờ, trang phục chỉnh tề, khăn quàng đỏ đầy đủ. Tiếp đó là những bạn đã đạt điểm cao trong tuần đều được tuyên dương và nhận những tràng pháo tay trước lớp. Như bạn Tuấn Anh được điểm 10 trong giờ Toán, bạn Thu Thủy được 10 trong kiểm tra miệng môn Tiếng Anh.… Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn một vài bạn mắc lỗi quên vở bài tập ở nhà khiến thầy cô giáo không hài lòng. Giờ Địa lí hôm thứ ba có hai bạn nói chuyện riêng trong giờ học, cô giáo ghi lại trong Sổ đầu bài của lớp. Trong khi lớp trưởng tổng kết những thành quả đạt được trong tuần qua cả lớp đều lắng nghe. Ai bị nhắc nhở đều cúi đầu xấu hổ vì đã làm ảnh hưởng tới lớp. Khi lớp trưởng báo cáo xong thì cô giáo cùng trò chuyện thêm với cả lớp, cô cũng nhắc nhở các bạn đã mắc lỗi và dặn các em nên chú ý hơn trong giờ học. Các bạn đều hứa với cô rằng lần sau sẽ không tái phạm nữa. Vậy là một buổi sinh hoạt lớp nữa của chúng em đã kết thúc, mọi người đều hứa tuần sau sẽ phấn đấu tốt hơn nữa để lớp được tuyên dương trong giờ chào cờ đầu tuần của trường. Đoạn văn 3 Như mọi tuần, vào tiết học thứ 5 của ngày Thứ Bảy sẽ là buổi sinh hoạt lớp của chúng em. Chủ đề của tuần này "Ai là người bạn tốt nhất?", sau khi thống kê lại kết quả của lớp trong tuần vừa qua, lớp trưởng đã thông báo kết quả 4 bạn học sinh tốt nhất do các tổ bình bầu. Cả lớp đều vỗ tay thật to, nhất trí với kết quả này.
Nhưng riêng em vô cùng thấy tiếc về trường hợp của Nam. Chỉ vì một buổi đi học muộn mà bạn ý không được xét duyệt trong tuần này. Sau khi cân nhắc mãi em đã đứng trước lớp: "Thưa cô và các bạn, mọi người ai cũng biết Nam là cán bộ thể dục của lớp, bạn ý học giỏi, nhiệt tình trong phong trào của lớp, bạn ý còn giúp đỡ mọi người trong học tập. Thứ ba vừa qua bạn ý đã đi học muộn nhưng đó là do bạn ý đã giúp đỡ em Hà lớp 6 hỏng xe giữa đường. Tớ nghĩ việc làm của bạn đáng dể chúng ta tán thưởng, và bạn ý xứng đáng là người bạn tốt nhất trong lớp chúng ta tuần qua." Tôi vừa dứt lời, cả cô và các bạn đều nhìn về phía Nam và vô tay thật to tán thưởng. Thậm chí có bạn còn đề nghị Nam là đội viên xuất sắc trong đợt thi đua này. Cuối buổi sinh hoạt, cô giáo đứng dạy tổng kết lại tất cả những kết quả mà cả lớp đạt được, và lần nữa cô khen ngợi việc làm của Nam trước lớp, mong mọi người sẽ học tập bạn, cùng nhau giúp đỡ mọi người trong cuộc sống. Buổi sinh hoạt này thật ý nghĩa làm sao! -/- Trên đây là một số đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp mà em tham gia lớp 9 dành cho các em tham khảo, đừng quên còn kho tài liệu văn mẫu 9 theo chương trình học nữa các em nhé!
0 notes
Text
Tại sao cần luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán?
Luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán không chỉ giúp học sinh củng cố kiến thức nền tảng mà còn phát triển tư duy logic, kỹ năng giải quyết vấn đề một cách nhanh nhạy. Đây là những kỹ năng quan trọng giúp học sinh thành công trong kỳ thi vào các trường chuyên, nơi yêu cầu trình độ Toán học cao hơn so với các trường thông thường.
Những lợi ích khi đỗ vào trường chuyên
Việc đỗ vào một trường chuyên Toán danh tiếng không chỉ là niềm tự hào mà còn tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho tương lai. Học sinh sẽ được học tập trong một môi trường năng động, tiếp cận với giáo viên giỏi và có cơ hội tham gia vào các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Ngoài ra, nền tảng vững chắc từ các trường chuyên cũng giúp học sinh tự tin hơn trong những kỳ thi quan trọng sau này như thi đại học hoặc các chương trình học bổng quốc tế.
Phương pháp luyện thi lớp 10 chuyên Toán hiệu quả
1. Xác định mục tiêu rõ ràng
Trước khi bắt đầu quá trình ôn luyện, học sinh cần xác định rõ mục tiêu của mình. Hãy đặt câu hỏi: Bạn muốn vào trường chuyên nào? Tỷ lệ chọi và điểm chuẩn dự kiến là bao nhiêu? Những thông tin này giúp học sinh định hướng và xây dựng kế hoạch học tập phù hợp.
2. Hệ thống lại kiến thức
Việc hệ thống lại kiến thức là bước quan trọng trong quá trình luyện thi. Học sinh nên ôn lại các dạng bài đã học trong chương trình lớp 9 và nắm vững các dạng bài thường gặp trong đề thi chuyên. Những chủ đề cơ bản cần chú ý bao gồm: hình học không gian, số học, và phương pháp giải bài toán bằng cách thiết lập phương trình. Sự thành thạo với các dạng bài sẽ giúp học sinh xử lý tốt hơn các câu hỏi khó trong kỳ thi.
3. Luyện đề toán thi thử
Luyện tập đề thi thử là một phần không thể thiếu trong quá trình ôn luyện. Làm nhiều đề giúp học sinh làm quen với áp lực thời gian, biết cách phân bổ thời gian hợp lý và nâng cao khả năng tư duy phản xạ khi gặp các bài toán khó. Nên ưu tiên các đề thi do các chuyên gia hoặc trung tâm luyện thi uy tín cung cấp, chẳng hạn như Toan.vn, với cấu trúc bám sát đề thi chính thức.
4. Tự đánh giá và sửa lỗi
Sau mỗi lần làm đề thi thử, học sinh cần tự kiểm tra lại kết quả, đối chiếu đáp án và phát hiện những sai sót của mình. Việc sửa lỗi là rất quan trọng, giúp tránh lặp lại các sai lầm không đáng có và củng cố kiến thức chưa vững chắc.
5. Tham gia khóa học luyện thi chuyên Toán
Nếu cảm thấy chưa đủ tự tin, học sinh có thể tham gia các khóa học luyện thi chuyên Toán. Tại các trung tâm như Toan.vn, học sinh sẽ được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và luyện tập với hệ thống đề thi chất lượng cao, giúp học sinh đạt kết quả tốt trong kỳ thi.
Lộ trình luyện thi lớp 10 chuyên Toán hiệu quả
Một lộ trình học tập cụ thể giúp học sinh tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo hiệu quả ôn luyện. Dưới đây là các giai đoạn cần thực hiện:
Giai đoạn 1: Ôn lại toàn bộ kiến thức lớp 9, đặc biệt là những phần trọng yếu.
Giai đoạn 2: Bắt đầu luyện tập với 2-3 đề thi thử mỗi tuần.
Giai đoạn 3: Tăng cường luyện đề, rèn luyện kỹ năng làm bài và quản lý thời gian.
Giai đoạn 4: Tổng hợp lại những kiến thức còn yếu, cải thiện các lỗi sai khi làm đề.
Xem thêm: Luyện thi lớp 10 chuyên Toán?
Luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán là một hành trình đầy thử thách, đòi hỏi học sinh phải kiên trì và chăm chỉ. Bằng việc hệ thống lại kiến thức, luyện đề thường xuyên và tham gia các khóa học chất lượng, học sinh có thể đạt được kết quả cao trong kỳ thi.
0 notes
Text
CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ...
Tôi mượn tựa của một tập truyện dài của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh (chắp bút 1988) để hồi tưởng về những năm tháng còn "mài đũng quần" trên ghế Trường phổ thông cấp 2 Chuyên Nguyễn Khuyến (1999 - 2003). Đó là những năm đầu tiên thế hệ GenZ (1997 - 2012) được sinh ra, đánh dấu một cột mốc đáng nhớ trong nghiệp "làm người" của tôi. Và những gì tôi sắp sửa viết ra sau đây chỉ là những ký ức vụn được lắp ghép không đầu không đuôi, một bức tranh chắp vá vọng tưởng về một thời rất đẹp trong ký ức...
Những buổi sáng đầu tiên tôi theo học Nguyễn Khuyến thực sự đáng nhớ. Con đường Lê Lợi lúc này hãy còn hai chiều; và trên con đường râm mát đến trường đó, có một quãng đậm hương mùi cà phê Long. Con đường kỳ diệu đến nỗi, vào một ngày đẹp trời khi tôi mới lên cấp 3, tôi vẫn bị nó hấp dẫn làm cho đạp xe đến tận cổng trường cũ và xao xuyến ngậm ngùi nhận ra mình không còn là một thành viên của Nguyễn Khuyến nữa.
Tôi nhớ tiết học mổ ếch rơi vào buổi chiều, khi nắng soi qua dãy kính lật trong như pha lê. Này đây buổi chào cờ với những câu hỏi hóc búa dành cho lũ học sinh nhốn nháo bên dưới. Và kia trận thư hùng bóng đá giữa giáo viên hai trường cấp hai trong vùng, thầy Hồ Kỳ Mô dáng cao gầy đứng trong khung gỗ chẳng khác là mấy Edwin van der Sar. Tôi chẳng thể nuôi dưỡng tình yêu dành cho văn chương trong mình nếu thiếu đi những tiết học về thơ Nguyễn Khuyến của thầy Ngô Phú Thành (người bị ám ảnh bởi từ "lọ mọ") hay tập viết truyện ngắn của thầy Bạch Văn Thắng. Tôi sẽ không hiểu được hết vẻ đẹp lấp lánh của Anh Ngữ nếu không có sự dìu dắt của thầy Nguyễn Trọng Khá, thầy Nguyễn Văn Hải.
Một chuyện cười ra nước mắt khi cậu học trò mê bóng đá nào đó, trong một tiết kiểm tra sử, đã viết nhầm tên cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara thành (Steve) Mcmanaman, cựu cầu thủ Liverpool! Câu chuyện anh Nguyễn Văn Trỗi đặt mìn ở cầu Công Lý nhằm vào tay Bộ trưởng Mỹ bỗng trở thành một chuyện phi lý với danh thủ người Anh tội nghiệp tự dưng bị lôi vào một "giai thoại" vừa buồn cười vừa kỳ quặc.
Các thầy cô yêu nghề, yêu học sinh và đồng nghiệp đến cùng cực. Cô Phú hiệu phó từng trăn trở một việc tưởng rất đơn giản là xếp lịch dạy cho đồng nghiệp, sao cho có "tình" nhất, để mỗi đồng nghiệp đều được đứng lớp đúng giờ, đủ giờ. Thầy Lê Quốc Hưng (sinh/tin học) gửi tâm sự vào một tập san nội bộ ngày ấy, rằng: "Sẽ rất buồn nếu ai đó hỏi anh đến trường có việc chi không." Đây là một tâm sự của một phụ huynh cũ, khi có dịp ghé lại trường và được nghe câu hỏi "phũ phàng" như vậy. Thầy Hưng nổi tiếng tếu táo, có lần, thầy kể chuyện ông giáo sư Nhật dịch đoạn "Gió đưa cành trúc la đà..." sang tiếng Nhật làm cả bọn cười nắc nẻ. Thầy nhắc lũ học sinh phải hô "tiến lên" thay vì "cố lên" trong thế đội nhà đang dẫn trước. Cô Lan (dạy văn) thường hát nhạc Phạm Duy: "Em ước mơ mơ gì tuổi 12, tuổi 13..." Thầy Xuân Xanh gieo vào thằng Luân bạn tôi niềm say mê vật lý, để rồi giờ này nó là tiến sĩ bên Mỹ.
Ai đó nói "kỷ niệm thường đẹp và buồn". Nó đẹp thì chẳng phải bàn, nhưng nó buồn vì chúng ta làm sao lấy lại được nữa. Có buổi, tôi rưng rưng nghe chuyện thầy Hoàng chủ nhiệm mặc quần xà lỏn chở nước cơm thừa cho vợ. Bữa khác, tôi như vỡ oà khi cô Tuyền dạy toán khoe con cô vừa đạt giải cao môn tin học. Từ trước khi có Grab, thầy Tuấn thể dục đã được người yêu giao đồ ăn ngay cổng trường trong giờ dạy, sự vụ khiến cả lớp "ồ" lên! Mãi sau này, tôi mới gặp lại thầy làm quản lý một quán hải sản. Nhìn gương mặt sương gió của thầy, tôi tự hỏi thầy có còn nhớ khoảnh khắc ngày xưa.
Giờ thì... Sẽ không bao giờ chúng ta gặp lại thầy Lưu "già" với những những tiết toán thú vị, người thầy đã từng bỏ nhiều thời gian để chứng minh "định lý Fermat lớn". Sẽ không còn nữa những tháng ngày trường còn nằm ở 93 Nguyễn Chí Thanh (nơi vào ngày 12/9/2001 tin tức về sự kiện 11/9 làm chấn động một đứa nhóc choai choai là tôi). Sẽ không thể nào lặp lại cái hôm tập thể dục tôi bay (đúng hơn là nhảy đứng) qua thanh xà và nhắm mắt thả người nằm lên tấm nệm chờ sẵn trong tiếng vỗ tay của cả khối lớp. Sẽ không ai được nghe thầy Trương Cừ thao thao bất tuyệt về những ngày thầy học ở Huế, tuyến yên, đạo-ông-Cừ, hay ký ức của thầy về những người bạn niên thiếu.
Có những thứ nhất định bạn phải trải qua một lần trong đời. Chẳng hạn như tôi là việc được nghe cô Thu Ba bình văn, chứng kiến thầy Khanh dắt bóng qua một rừng hậu vệ đối phương, ngẫm về quân Tây Sơn qua lời thầy Nuôi, đọc truyện ngắn của Edgar Allan Poe ("Bức chân dung hình bầu dục") qua bản dịch xịn không thua gì lối dịch Phạm Viêm Phương của thầy Tường, trợn tròn mắt khi biết giáo án của thầy Mô là những trang giấy rời được ghi chép cẩn thận, thèm một ly nước đá lạnh sau 5-6 vòng chạy quanh khu phố nhà trường trong một tiết thể dục ngốn sức khủng khiếp, hay ngoặm một ổ mì bơ thơm béo trong căn tin nhà trường ngày ấy. Niềm vui ở Nguyễn Khuyến được kéo dài thêm vào những ngày cắm trại trong công viên nước hay biển Xuân Thiều, nhân lên trong buổi văn nghệ cuối năm khi hai anh chị lớp lớn đi từ trong cánh gà ra và cất lời bằng nhạc Ưng Hoàng Phúc: "Điều anh không muốn nay cũng đã đến..."
Những ngày tháng đó, tôi tập chơi bóng bàn, đánh guitar, học về Internet, đá bóng trên bãi biển Thanh Khê thanh vắng cùng chúng bạn trong lớp, lùng mua một poster David Beckham từ những quầy tạp hóa nhỏ dọc theo cái xóm lao động giờ là siêu thị Go!, đọc ngấu nghiến những trang truyện Nguyễn Nhật Ánh (Hoa hồng xứ khác, Hạ đỏ, Mắt biếc,...),... Những buổi chơi game "Half Life" ở quán 97 Lê Lợi, những buổi chat với bạn bè bằng nick Yahoo! mới cáu, những buổi lựa CD tặng sinh nhật cho bạn bè ở những tiệm đĩa sáng loáng, những buổi lọc cọc viết những trang văn đầu đời cho báo trường trên con máy Pentium cũ, nhạc Triệu Hoàng, nhạc West Life, tiếng gươm đao trong game Đế Chế, game Beach Head (2000 & 2002), báo eChip, winamp với giao diện Pizza Hut v5, học thêm cùng khắp ở Ông Ích Khiêm-Trần Cao Vân-Đống Đa... Chỉ một cái chớp mắt, tất thảy đã trở thành quá vãng. Và bằng cách nào đó, trường Nguyễn Khuyến dựng lên trong tôi một hình ảnh trọn vẹn giữa đám ký ức xanh màu đó. Một hình ảnh rõ ràng, mới tinh... Như thể buổi tựu trường chúng tôi thả bóng bay lên trời, với mong ước về một tương lai đẹp ngời vẫn còn đó, như vừa mới hôm qua.
Và Nguyễn Khuyến góp phần tạo ra những con người có ích tử tế. Chỉ xét riêng lớp tôi là vô vàn những ví dụ thú vị. Nếu Nguyễn Bá Anh Nguyên có thể lead một team đủ sức làm game khuynh đảo App Store, thì Hoàng Tùng bận bịu với công việc ở Jetstar. Thạch thần thánh vẽ nhà xây tổ ấm, còn Lê Mình Toàn lựa chọn đầu quân cho Techcombank. Khiêm 9/3 làm chủ quán Chú Bi.
Người Mỹ kể về những tháng ngày đất nước họ đặt chân lên mặt trăng qua tựa phim "Apollo 10 1⁄2: A Space Age Childhood" trên Netflix. Một người đàn ông trưởng thành nhìn về quá khứ bằng đôi mắt trìu mến. Tôi cũng có những cảm xúc tương tự khi được nhìn về Nguyễn Khuyến trong góc nhìn của một người đã bước quá ngưỡng một nửa cuộc đời. Trong tôi, hiện tại, chỉ toàn là "giá như"... Giá như tôi được trở lại, giá như tôi quyết định khác đi, giá như tôi cất lời...
Còn chút gì để nhớ? Hay còn rất nhiều để nhớ? Trong khuôn khổ một bài viết ngắn, tôi không thể giãi bày hết. Nhưng nếu không có Nguyễn Khuyến, sẽ không có tôi hôm nay. Và tôi tin, điều này vận vào cuộc đời của hàng nghìn học sinh đã từng học ngôi trường này, trao cho chúng tôi một niềm tự hào không bút mực nào tả nổi.
26/02/2024
Footnotes:
Trong truyện "Những cô em gái" (2000), Nguyễn Nhật Ánh có viết về con đường Nguyễn Du ở Đà Nẵng. Tình cờ đây cũng là con đường nơi trường từng tọa lạc.
Bài viết cho tập san 30 năm Nguyễn Khuyến
0 notes
Text
Vivu January 2024
nhưng đã là qua tháng 2-Feb 5
dạo này nhiều negative news của gia đình và thêm của bản thân - vào mấy ngày cận tết nguyên đán thế này, ít nhiều làm mình cũng thấy rầu và buồn phiền theo.
1. hôm qua theo H qua ba mẹ, ba nhận giấy tạm thất nghiệp đến tận 4/30. dài dằng dặc, mà tất nhiên câu cú nó viết cũng ko chắc chắn nữa; có điều cũng chẳng dám cắt nghĩa add up cho ba thêm. bé N với H ngồi fill thất nghiệp cho ba.
2. cậu U bên nhà H thì in accident; nghe là ko ai bị thương hay chết cả. nhưng là banh cả 3 xe tính luôn xe của U. cái aftermath bây giờ thì đủ thứ: ra toà, tiền bill bệnh viện, kiếm mua xe mới, xử lý chiếc xe cũ bên bảo hiểm.. vấn đề hơn nữa là cậu ko biết tiếng anh.....
3. bà ngoại bên nhà H bị nhứt sưng ngực, rồi thì chụp, rồi tuần sau đi sinh thiết. thương bà lớn tuổi mà thấy cô đơn. con có 3 đứa, cháu có 2 đứa: niềm vui của bà ở đâu mình ko rõ. mà thật ra mình cũng ko chắc bà có cô đơn ko. bà hay nằm coi ipad cải lương vì lưng bà gù và đau. mong ngày mai đi sinh thiết gặp bác sĩ mát tay. mai H đi cùng mẹ dẫn bà đi. mình ở đây đc 11 năm thì cũng ngần ấy thời gian bà già đi. nghĩ self sau này côi cút mà ko có ai thấy depress trước. khủng khiếp.
4. bên nhà mình thì bữa bố miên man ko để ý thế ko park xe để nó trôi thế là hit zô cửa garage bên nhà mình. giờ chi tiền thay; bất đắc dĩ ra tiền ahihi. thôi nghĩ tích cực cũng may mẹ ko đứng trước xe đó ko thôi lại hit phải chân mẹ thì mệt nữa. bố mẹ cũng đã lớn.
5. bản thân mình ko có gì mới về công việc. hỏi mình happy ko thì ko, vì sếp dở, vì bản thân dở, vì cũng đang stress lo lắng cho ai job security của mình. thôi cố gắng thêm nữa, dậy sớm thêm nữa: mình thấy như là khi mình ngủ, cả thế giới thay đổi đến dường nào rồi và mình lại trốn đọc sách. mình lo lắng nhiều, mình biết mình cần học này kia mà khó thật chứ khi ko có người này. à mình có nên học bằng master ko? mình phải tìm hiểu xem công ty có hỗ trợ ko nhỉ? mình phải tích cực và cố gắng lên.
6. K đang theo đuổi học thêm cái mới; cũng mừng cho K thấy K phấn khởi. nhưng K ko lo cho sức khoẻ của bản thân nhiều.
7. H mùa này học 4 lớp, rồi lại đi làm nên siêu full. càng có cớ ko tập thể dục gì hết luôn chán ghê.
8. tháng này mình có đi ấn xong rồi. cũng là đi làm nên chẳng có gì "wow." nhưng nhờ vậy mà đc bước ra đường thấy thế giới ngoài kia ra sao, thấy "cái khổ cái đói" vẫn đau đáu đâu đó mọi nơi, ở những hình hài/cách thức/thể hiện khác nhau.
9. hôm nay vẫn work như mọi lần thôi. mình có vẻ nản chí, mà ko, đúng là như vậy mà. cách mà ông quỷ TR nói chuyện kiểu ngang trái disrespect ko hiểu gì hết. mà nhìn lại thì đúng là him nc lấn lướt kiểu confused kinh khủng. bên Sourc. mà nhúng mũi Plann. tào lao dễ sợ. thôi, được đến đâu hay đến đó, mình cũng chẳng ấm ức lâu làm gì. giờ cái quan trọng là giữ job security, lo đi pv coi ngó việc khác. với người mới F-mình ko biết cho nó làm cái gì luôn í. từ từ từng việc 1 vậy. nhiều chuyện xảy ra quá.
Mùng 1 - 2/10/2024
mình đang tập journal lại. nhưng mỗi lần muốn viết thì cái não muốn trì hoãn và bỏ qua hết ko muốn nhắc tới những gì đã xảy ra nữa, hay những hoạch định tính toán muốn làm/muốn thực hiện nữa. đây là một trong những lần thành công thực hiện đc đây. tâm trí mình quá bận bịu với công ty vì mình gắng làm theo múi giờ bên đó, nên một ngày đối với mình dài thật dài. vì dồn hết mọi energy vào đó rồi nên những chuyện khác quan trọng trong cuộc sống - mình đã "quen thói" ko còn treat nó quan trọng nữa. và điều này thì thật là ko tốt, ko phải với chính bản thân, và nó làm mình ko bình ổn ngay cả trong giấc ngủ. mỗi lần mình cố gắng sắp xếp lại tươm tất cuộc sống của mình, thì nó lại trở nên thật lộn xộn ngay sau đó - vì mình đã ko dành thời gian đủ để thực hiện. mình bị hút kiệt!
và mình muốn thay đổi. bắt đầu bằng cách journal lại như thế này. viết ra những gì luôn wander trong tâm trí mình.
1. mình muốn dành thời gian để học thêm về những mảng analyze. ko cần chuyên sâu nhưng cần để đi đường dài hơn. bắt đầu từ course excel mình mua và trì hoãn cũng hơn 1 năm ko đụng đến - thật là xấu hổ.
2. mình phải dành thời gian tìm hiểu thêm về etf, hsa, 401k, mutual fund, cách thức vesting là sao...
3. mình cần enhance mqh của tụi mình. mình ko muốn có con. vì nhiều cớ. nhưng mình ko biết mình có hối hận sau này ko.
4. mình cần sắp xếp lại work time, workload, todo list...
5. mình cần tìm hiểu thêm cách tốt nhất để budgeting tracking. cái cách nào là tiện lợi và tốt nhất cho mình.
6. mình cần biết nói cảm ơn thường xuyên hơn.
7. mình cần dành thời gian nhiều hơn với bố mẹ: bằng việc đầu tiên là min nên sắp xếp lại để có thể làm từ 9:00-6:00, trước mắt là 7:00 cái đã!
Mùng 2 - 2/11/2024 10:28pm
thấy bà ngoại của H bị sưng đau, thấy thương. bà cũng đã hơn 80 tuổi. trường hợp xấu nhất là gì? thấy lo. nhìn qua bà ngoại H, nhìn lại bà ngoại mình: bà cũng đã già. uhm, mình cũng nên sắp xếp thời gian về tết với bà ngoại của mình - vào năm 2025 nhỉ. tết này mình cũng chưa điện thoại về cho bà ngoại, cũng chẳng biết nói gì. nhưng cứ là chúc tết bà, nhỉ? ngày mai!
2/15/2024 - 12:08am
tự nhiên bị đau buốt họng từ đêm hôm kia, nay đã là đêm thứ 2 - trước đó và bây giờ cũng chẳng có gì gọi là sổ mũi nhức đầu ho heng gì. cứ tự nhiên là đau họng không không vậy đó! chấm mút mật ong mà ko thấy đỡ hơn gì hết. giờ thì quay lại nuốt muối!
tối hôm kia có tranh thủ đt cho bà ngoại-nghe bà nói hưu nói vượn chuyện xa xưa từ đời nào. cũng tầm 1 tiếng đồng hồ cho đến khi bà bái bai mình vì có cậu mợ hai đến. bà có nói vọng vào là "kon g nó gọi" rồi đưa máy mợ hai cầm nc và mình chúc tết cho gọi là. rồi bái bai cúp máy luôn! khỏi chúc cậu luôn. nói chuyện với bà ngoại cho có gọi là thôi chứ cũng ko thể nào thấy gần gũi đc. mình có là ai đâu chứ vì cháu thì ngoại có trên dưới tầm 20 mấy đứa mà. rồi mqh "người lớn" cũng chẳng hoà thuận để tự mình cảm thấy quan trọng - cách bà ngoại nói cũng đa phần mấy điều nghe khó lọt tai. anyways có còn hơn ko có mà.
hôm qua lại 8 với dì H cả tiếng tiếp.
2/17/2024 - 3:20am
bệnh-lại bị dậy nửa đêm và chưa ngủ lại được. thấy mệt muốn ngủ mà ko tròn - ừ thì 1 mặt cũng lại do stress khi nghĩ về công việc. nó làm mình khó ngủ hơn. controlling the mind is challenging-mình vẫn loay hoay.
2/20/2024 - 12:05 am
hôm qua cũng lại bị dậy lúc 2:15am do ho quá chừng, rồi trằn trọc làm đủ trò mèo 1 hồi mới ngủ lại đc: nào là đi khạc đờm, ngậm khò muối, ún thuốc, ún thêm siro ho..
hôm nay đi dặm lại chân mày. cũng ho nên lại mệt. rồi thêm hai bên cổ đau nhừ đành về ún aleeve. trước đó thì ăn uống bên nhà mẹ, ngồi coi film với mẹ, đt bank and bên hãng gas cho mẹ-tưởng presidents day người ta đóng cửa.
lúc về thì đắp mặt rồi đọc sách rồi zzzz say sưa chắc từ 3:00 kém đến chiều 5:00 mấy. tưởng lúc H về sẽ nghe động rồi tự dậy mà ngủ tút lụt. tưởng H chưa về; ai dè về rồi mà nằm trên giường (mình đau cổ vai gáy quá nên nằm dưới đất). xong rủ H xuống nằm chung rồi ôm H; 1 hồi thì thấy H buồn buồn chảy nước mắt (ban đầu tưởng là mắt H mệt nên hay chảy nhưng mình cứ hỏi đại đại), ai dè là đúng. bà ngoại bệnh. cancer.
11:06 pm
hôm nay biết trước rồi nhưng vẫn buồn quá. thương bà ngoại bị đau; cả nhà giấu ko cho ngoại biết. ngoại nghe breast ngoại ko có gì thì nghe nói lại là ngoại vui lắm. nhưng nghe chẩn đoán là ung thư hạch. nó sưng đau, cánh tay ngoại bị tê, ko thiết tha muốn ăn uống gì. sáng ngoại tới rồi mình cũng nói chuyện qua lại với ngoại: chắc đây là thời gian minh mẫn trong khi bệnh nhất của ngoại ư?
ai cũng buồn rầu nhưng ai cũng cố nén nỗi buồn vào trong: để tiếp tục cuộc sống cơm áo gạo tiền vốn dĩ, để khoẻ mạnh mà còn chống chọi với nỗi buồn đau sẽ mất ngoại, để mạnh mẽ trước ngoại mà còn chăm sóc cho ngoại, và để là chỗ nương chỗ tựa lẫn nhau trong thời gian khó khăn này.
mình gặp ngoại lần đầu 8/2015. mình cũng có bà ngoại và bà nội của riêng mình. bà ngoại của riêng mình vẫn còn ở vn. nên bà ngoại của H đây là người bà mình gần nhất trong suốt bấy lâu nay ở Mỹ.
.
hôm nay làm việc; nhiều việc quá và nó khiến mình căng thẳng. mình có cảm giác F ko làm đc việc lắm; miệng lưỡi ko xương, kiểu như another K vậy... hơi nản nên mình đã nổi nóng với him một tẹo. haizzzz. stress chuyện này lẫn chuyện kia làm mình ko đc minh mẫn rồi. mình phải học dì H nhé!
0 notes
Text
Mách bạn kinh nghiệm để học “bá” chương trình lớp 11
1. Hãy tập trung cho những môn khối
Lên cấp 3, các bạn sẽ được chia khối môn học ngay từ lớp 10. Điều này giúp bạn tập trung vào những môn sẽ sử dụng cho việc thi tuyển Đại học. Do đó học các môn khối chính là ưu tiên hàng đầu. Các môn học ở bậc THPT rất chuyên sâu, đòi hỏi học sinh phải tập dành nhiều thời gian. Bạn không thể học dàn trải tất cả các môn học như bậc THCS.
Bạn cũng có thể kết hợp học song song 2 khối nhưng với điều kiện là 2 khối phải gần nhau. Ví dụ như khối A với khối B, bạn chỉ cần học thêm Sinh học, hay khối A1 với khối D1, bạn chỉ cần học thêm Vật lý. Điều này sẽ giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn khi xét tuyển Đại học. Tuy nhiên không vì thế mà cố gắng học quá nhiều khối. Bạn sẽ rất khó đảm bảo kết quả của nhiều môn cùng lúc.
2. Không quên những môn tiên quyết
Không những vậy, hiện nay nhiều trường Đại học đặt ra các tiêu chí phụ về điểm của các môn tiên quyết bên cạnh kết quả môn khối. Do đó, bạn cần dành thời gian cho các môn Toán, Văn, Anh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu tốt nghiệp.
>> Xem thêm: Phương pháp học tốt các môn học lớp 10 học sinh nên biết
3. Nắm chắc kiến thức bản của những môn phụ
4. Học dễ trước, học khó sau
Với tâm lý học sinh khối, nhiều bạn rất thích học kiến thức nâng cao trong khi kiến thức cơ bản chưa nắm vững. Điều này dẫn đến tình trạng làm được bài khó nhưng làm sai bài dễ. Trước tiên, hãy nắm chắc kiến thức cơ bản, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng đạt 7-8 điểm. Để từ 7-8 chạm ngưỡng 9 điểm dễ hơn việc từ từ 9 lên 10. Với 3 điểm 9, bạn hoàn toàn có đủ tự tin xét tuyển vào các trường đại học top đầu hiện nay.
5. Không nóng vội, đốt cháy giai đoạn
Tới năm lớp 11, nhiều bạn bắt đầu vội vã lao vào ôn thi. Dĩ nhiên việc chuẩn bị trước là rất tốt, tuy nhiên cần phải giữ bình tĩnh, không cần quá nóng vội. Bạn nên nhớ rằng bạn còn gần 2 năm để chuẩn bị. Do đó, hãy bắt đầu từ những điều nhỏ và đơn giản nhất. Không nên đốt cháy giai đoạn, bỏ qua kiến thức cơ bản.
Việc xây dụng một nền tảng kiến thức vững chắc rất quan trọng. Hãy giữ tâm lý bình tĩnh, lập ra kế hoạch học tập khoa học và chi tiết. Bạn hãy dựa vào kế hoạch để phân bổ nguồn lực, thời gian sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
0 notes
Text
Trung điểm là gì? Cách tìm trung điểm của 1 đoạn thẳng
Trung điểm là kiến thức cơ bản trong toán hình mà các bạn học sinh sẽ được làm quen trong chương trình tiểu học. Vậy, trung điểm là gì? Để hiểu rõ hơn về kiến thức này, hãy cùng với muahangdambao.com khám phá cụ thể hơn trong bài viết sau đây.
Định nghĩa trung điểm là gì?
Theo định nghĩa trung điểm là gì lớp 3, lớp 7 thì trung điểm là điểm nằm giữa đoạn thẳng, chia đoạn thẳng thành hai đoạn thẳng bằng nhau. Trung điểm đoạn thẳng còn được gọi là điểm nằm chính giữa của đoạn thẳng.
Trung điểm là kiến thức quan trọng trong toán học Ví dụ: Giả sử đoạn thẳng AC dài 8cm, điểm B nằm giữa A, C chia đoạn AC thành 2 đoạn AB = BC = 4cm; như vậy B được coi là trung điểm của đoạn thẳng AC.
Tính chất của đường trung điểm là gì?
Trong hình học, trung điểm của một đoạn thẳng sẽ có những tính chất như sau: Nếu như O là trung điểm của đoạn thẳng AB thì OA = OB = AB/2. Trung điểm của đoạn thẳng còn được gọi với tên khác là điểm chính giữa của đoạn thẳng. Mỗi đoạn thẳng sẽ chỉ có duy nhất một điểm nằm chính giữa. Trung điểm chính là điểm nằm giữa và cách đều cả 2 đầu mút của đoạn thẳng.
Hướng dẫn các cách vẽ trung điểm đoạn thẳng
Cách 1: Vẽ trung điểm đoạn thẳng bằng compa Giả sử, đề bài yêu cầu vẽ trung điểm M của một đoạn thẳng AB, các bước vẽ bằng compa như sau: Bước 1: Dựng đường tròn thứ nhất có tâm A bán kính AB. Bước 2: Dựng đường tròn thứ hai có tâm B bán kính BA. Bước 3: Dựng giao điểm lần lượt là C và D của hai đường tròn giao nhau. Bước 4: Dựng đoạn thẳng CD. Bước 5: Dựng giao điểm M của đoạn thẳng CD và đoạn thẳng AB.
Cách vẽ trung điểm bằng compa đơn giản *Lưu ý: Có thể không cần dựng 2 đường tròn có bán kính bằng độ dài đoạn thẳng. Bán kính của hai đường tròn sẽ lớn hơn một phần hai độ dài đoạn thẳng. Có thể dựng cung tròn tương ứng thay cho đường tròn để đỡ tốn công vẽ. Hai đường tròn hoặc hai cung tròn phải có cùng chung bán kính. Cách 2: Dùng thước kẻ vẽ trung điểm đoạn thẳng Đây là một trong những cách vẽ trung điểm đơn giản nhất hiện nay. Giả sử, ta vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB thì các bước thực hiện cụ thể như sau: Bước 1: Dùng thước thẳng có vạch đo độ dài chi tiết để vẽ đoạn thẳng AB có độ dài tương ứng (ví dụ ở đây là 9cm). Bước 2: Theo tính chất đã đề cập ở trên, do điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB nên ta sẽ có MA + MB = AB hay MA = MB. Từ đây suy ra, MA = MB = AB/2 = 9/2 = 4.5 cm. Trên đoạn thẳng AB, dựng điểm M sao cho AM = 4.5 cm là được.
Cách vẽ trung điểm đơn giản bằng thước kẻ Cách 3: Phương pháp vẽ trung điểm bằng cách gấp giấy Giả sử ta cần vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB, các bước thực hiện theo phương pháp gấp giấy cụ thể như sau: Bước 1: Vẽ một đoạn thẳng AB trên giấy. Bước 2: Tiến hành gấp tờ giấy sao cho điểm B trùng với điểm A, hoặc ngược lại điểm A trùng điểm B. Bước 3: Nếp gấp giao điểm của AB tại một điểm và điểm đó chính là trung điểm M đang cần xác định.
Gấp giấy cũng có thể giúp bạn vẽ trung điểm đoạn thẳng
Một số dạng bài tập tiêu biểu liên quan đến trung điểm đoạn thẳng
Dạng 1: Xác định điểm nằm giữa hai đầu mút Với dạng bài tập này, thường đề bài sẽ có 2 trường hợp sau: Kiểm tra xem ba điểm này có thẳng hàng với nhau hay không? Xác định điểm nằm giữa hai đầu đoạn thẳng. Phương pháp giải: Ta cần dựa vào dữ kiện mà đề bài đã cho hoặc dùng thước kẻ để đo độ dài của khoảng cách từ trung điểm đến hai đầu mút đoạn thẳng xem có bằng nhau không. Dạng 2: Tìm trung điểm của một đoạn thẳng Dạng bài tập này thường cũng có 2 vấn đề đặt ra để các bạn học sinh giải quyết, đó là: Kiểm tra một điểm xem có nằm giữa hai điểm của đoạn thẳng đưa ra hay chưa? Kiểm tra độ dài của các đoạn thẳng xem có bằng nhau hay không? Phương pháp giải: Tương tự như dạng 1.
Rất dễ để xác định trung điểm của một đoạn thẳng Dạng 3: Tìm độ dài của các đoạn thẳng liên quan đến trung điểm Giả dụ M là trung điểm của AB thì AM = MB. Lúc này, các bạn học sinh cần phân tích kỹ đề bài để đưa ra kết luận chính xác nhất. Có thể bạn quan tâm: Trung bình cộng là gì? Cách tính trung bình cộng chính xác Tia phân giác là gì? Khái niệm tia phân giác ngoài và trong Trên đây là những chia sẻ chi tiết về kiến thức cơ bản trung điểm của đoạn thẳng là gì. Mặc dù kiến thức này không quá phức tạp, nhưng việc nắm chắc chúng chính là nền tảng quan trọng để tiếp thu các kiến thức cao hơn trong toán học hay trong đời sống. Vậy nên, các bạn học sinh có thể áp dụng những thông tin trên để kết quả học tập tốt hơn nhé. Read the full article
0 notes
Text
Hôm ni sau khi vẽ cho anh Toán thì mình đã có thời gian trò chuyện về tương lai. Sau đây là một số thứ để mình suy nghĩ: 1. Đi làm thì nói chuyện rõ ràng, lịch sự, professional là oke
2. Mơ lo thân M trc đi. Miễn là k làm gì xấu, thất đức. Còn lại cứ tập trung kiếm tiền đi.
3. Học hay làm gì, có một cái measurement roz ràng hắn cũng dễ hơn Mơ nạ
4. Nếu Mơ cảm thấy nó phí, Mơ hoàn toàn có thể introduce 1 lớp khác. K focus vào ielts
5. Stupid trend ở VN nhiều, just stop caring.
6. Nói cho giống người bản địa is fucking stupid
7. STEM là dễ có việc nhứt
8. Econ thì làm PhD đi
9. Muốn có tiền thì phải học thứ trendy
10. Xong rồi phải navigate politics đồ nữa
11. At some point mơ sẽ phải nghĩ về priority in life
0 notes
Text
4 lời khuyên khi học thi CFA Level 2 từ FTMS Việt Nam
Cùng FTMS Việt Nam khám phá 4 lời khuyên hữu ích trước khi bạn bắt tay vào theo đuổi chương trình CFA Level 2 nhé.
CFA Level 2 tập trung vào ít chủ đề hơn trong mỗi môn học, nhưng mỗi chủ đề thì chi tiết hơn rất nhiều (đặc biệt là môn Financial Reporting & Analysis). Bạn sẽ không phải chuẩn bị cho quá nhiều topic như ở Level 1, nhưng sẽ phải học và hiểu một lĩnh vực rất sâu. Một vài câu hỏi có thể yêu cầu tính toán khá phức tạp.
Lời khuyên #1: Review kiến thức nhiều lần và tập trung làm bài tập
Bạn nên review các môn học từ 8-9 lần. Hãy review lướt qua và sau đó vừa làm bài tập, vừa tra lý thuyết vừa làm bài để thấm hơn. Điểm hay của việc review là bạn sẽ biết hết các dạng bài và tăng khả năng nhớ lý thuyết hơn. Điểm trừ là kiến thức sẽ hơi rời rạc và thiếu hệ thống do bài tập thường test các phần kiến thức khác nhau. Để hạn chế điểm này thì mọi người có thể review bài tập theo từng reading để nhớ hơn từng mảng kiến thức riêng, sau đó khi tổng ôn thì đọc lướt qua.
Một lời khuyên nữa khi làm bài tập là làm xong 1-3 câu nên xem đáp án 1 lần để đảm bảo tốc độ làm cũng như tránh trường hợp đọc câu sau quên câu trước.
Tóm lại, điểm quan trọng nhất khi học CFA Level 2 là làm bài tập thật nhiều, vì đi thi là test khả năng làm bài tập.
Lời khuyên #2: Kỷ luật và thói quen học tập
Nghe hơi to tát nhưng thực tế vấn đề quan trọng nhất của CFA đối với các ứng viên là sự bền bỉ và kỷ luật để đạt được mục tiêu.
Thời gian ôn thi CFA Level 2 là từ 300-500 giờ, nghe qua thì đây là một con số khủng khiếp để ôn thi, tuy nhiên nếu mỗi ngày bạn sẵn sàng bỏ từ 2-3 giờ để ôn thi (4-5h cuối tuần) thì việc học hết trong vòng 100 ngày là điều có thể.
Lời khuyên #3: Học với giảng viên
Việc đi học tại một trung tâm cũng là điều tốt, vì bạn sẽ phải luôn cố gắng để theo kịp lớp. Ngoài ra, sự chia sẻ của giảng viên - những người không chỉ có kiến thức CFA dày dặn mà còn có nhiều năm kinh nghiệm làm việc thực tế sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đối với cấp độ 2, vì đây là cấp độ mà bạn sẽ phải vận dụng vào thực hành khá nhiều.
Lời khuyên #4: Chủ động học nhóm và dạy lại kiến thức cho người khác
Việc này sẽ giúp ích rất nhiều, đặc biệt là trong trường hợp bạn mới đi làm và chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích đầu tư. Vì khi học theo nhóm, theo lớp, những bạn cùng học có nhiều kinh nghiệm hơn sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và thực tế hơn.
Ngoài ra, việc trao đổi, thảo luận với nhau, thay vì đọc sách hoặc chỉ nghe giảng, sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề và biết thêm các thông tin hữu ích khác về chủ đề thảo luận. Một công cụ khác có thể sử dụng trong quá trình học nhóm là mindmap, và sheet công thức để mô tả cho bạn học.
Thầy Lý Lâm Duy, Giảng viên CFA tại FTMS Việt Nam chia sẻ: “CFA tạo ra một vị thế và một lợi thế cạnh tranh cho chúng ta khi đi làm. CFA dạy và gợi mở cho chúng ta giao tiếp như thế nào với lãnh đạo, với đồng nghiệp, với khách hàng, và rất nhiều điều khác nữa mà chúng ta thấy được khi học CFA”.
Cũng chính từ đó, thầy đã trở thành người bạn đồng hành của rất nhiều thế hệ học viên FTMS, trên chặng đường chinh phục thành công các kỳ thi CFA đầy gian nan.
Thầy tốt nghiệp cử nhân Học viện Ngân hàng nhưng thầy có niềm đam mê rất lớn với kiến thức Chứng khoán và Phân tích Đầu tư. Thầy Duy biết tới CFA từ những năm 2005 - 2006, khi CFA còn chưa phổ biến như bây giờ, “thậm chí là không dễ để nhìn thấy đủ một bộ sách sáu cuốn của CFA”, chính sự đam mê và ngọn lửa nhiệt huyết với nghề đã giúp thầy Duy chinh phục được danh hiệu CFA Charterholder.
“Trung bình một ứng viên sẽ dành 4-5 tháng để ôn thi cho mỗi level của CFA và mất khoảng 3-4 năm cho 3 level. Vậy tổng thời gian ôn thi là khoảng 1,5 năm. Tôi thấy đó là câu chuyện bình thường và không nên đặt ra việc mệt mỏi, không được “sống” ở đây. CFA đi theo chúng ta suốt 30-40 năm làm việc thì 1,5 năm từ bỏ cuộc sống cá nhân có là gì, trong khi chúng ta đạt lên tầm cao mới về tri thức và chiến thắng chính bản thân mình.”
Các bạn quan tâm tới chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst) có thể tham khảo và đăng ký ngay tại: https://ftmsglobal.edu.vn/khoa-hoc-cfa/
Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các chương trình học CFA, đừng ngại liên hệ với đội ngũ tư vấn của FTMS Việt Nam để được hỗ trợ nhé.
FTMS Hà Nội: Tầng 12, Mipec Tower, Số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội. Hotline tư vấn: 0988-645-518 (Ms. Trâm).
FTMS TP. Hồ Chí Minh: Sunwah Tower, Tầng 9 – 115 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Hotline tư vấn: 0982-864-741 (Ms. Nga).
0 notes
Text
230827 Bạn thânnnnnnnn!!!
Tháng 7 âm lịch toàn mơ mấy giấc mơ lạ 😆 gần sáng mơ thấy thằng bạn đã từng thân ở ĐH. Nó là 1 đứa cao to, đẹp trai, lại còn biết cách giữ gìn mặt mũi và body nên dù thời gian có bào mòn con người ra sao, so với cùng trang lứa, nó vẫn luôn đẹp trai, phong độ. Chưa kể tính cách dịu dàng, nhẹ nhàng với phái nữ, chưa từng thấy nó nổi giận với ai bao giờ. Vì thế, cuộc sống của nó làm gì cũng thuận lợi, đi đâu cũng được người ta cảm mến và giúp đỡ. Thậm chí yêu đương, lập gđ, mua nhà mua đất cũng nhờ khách hàng của nó giới thiệu và tác động hết. Về cơ bản, số phận nó như đc sắp đặt sẵn, ko phải trải qua thăng trầm gì sất.
Với mình, nó luôn rất tốt. Mấy năm ĐH, so với thằng đc gọi là bạn thân cùng lớp thì nó còn ở mức độ thân hơn. Bởi 2 đứa học chung 1 lớp NN buổi tối, hay đi uống trà đá, lượn 2 cái xe đi dạo tà tà với nhau, nó hay giúp mình cài và sửa máy tính. Chuyện yêu đương to nhỏ của nó, nó đều kể hết mình nghe và mình cũng kể những chuyện cảm thấy có thể kể với nó. Về cơ bản, 2 đứa chơi với nhau thật lòng, ko tính toán, lợi dụng gì nhau. Chỉ là từ lúc nó đi làm thì tình bạn rẽ sang hướng khác.
Câu chuyện thứ 1 liên quan đến dầu gội đầu 🤣 nó bảo mình thích mĩ phẩm gì thì nó ra nước ngoài mua cho. Mình bảo tên loại dầu gội đầu mình rất thích đó, nó mua về đc 1 chai 300ml, bảo tôi cho bà thôi, ko lấy tiền đâu. Mình nhìn 1 chai dầu gội rồi mình vẫn dúi tiền vào túi trả nó sòng phẳng, nó vẫn ok cầm. Mua phải trả là lẽ đương nhiên, nhưng cái mình ko thích ở đây là cái thái độ rõ ràng nó muốn mình phải trả tiền nó mà nó ngại nói ra 😆 vì ngại nói ra nên cũng chỉ dám mua 1 chai nhỏ mang về chứ ko dám mua nhiều, có lẽ vì sợ mình cầm ko trả tiền nó chăng -)))
Câu chuyện thứ 2 liên quan đến phong bao lì xì, ở đời có cho có nhận, mình xưa nay đều ko muốn nuốt không của thiên hạ cái gì. Nhưng mình đưa nó bao lì xì mà chưa 1 lần nào nó lì xì lại. Nói thêm là 2 đứa thỉnh thoảng ăn nhà hàng, bao giờ mình cũng đưa tiền trả 1 nửa và mình coi đó là bt nhe. Thành ra câu chuyện lì xì này khiến tình bạn cảm lạnh lần 2 -)))
Câu chuyện thứ 3 liên quan đến đứa bạn cùng phòng mình. Nó đến chơi thì đứa đó nhìn trúng nó, khen nó duyên và đẹp trai, hai đứa liền trao đổi sđt nhắn tin cho nhau. Nó hỏi dò mình, bảo thấy tính cách con bé ấy vui vẻ, tốt nữa. Mình cũng thật thà kể về những việc mình chứng kiến trong 1 năm ở cùng con bé ấy. Nhưng ko ngờ, bạn thân 6-7 năm của mình tương cho câu: tôi thấy bà cứ nói xấu nó, chứ nó có nói gì về bà đâu, bó cũng ok mà -))) Thật chí mạng :v tao chơi thân với mày thì tao nói thật những gì tao biết về nó với mày, tao sống thật với mày chứ nó chơi với mày là kiểu khác, sao nó dám nói thật với mày -)))
Bởi lẽ đó mà mình dần dời bỏ nó, từ từ ko liên lạc, cũng ko hỏi han, ko trò chuyện. Cứ âm thầm từ bỏ vậy á. Cũng được nhiều năm trôi qua, nó dần ko còn là bạn thân mình nữa, mình cũng ko để ý đến nó và ngược lại. Thì sáng nay mình mơ thấy nó -))) giấc mơ là mình đi cùng đoàn về miền Tây, cụ thể là tỉnh Hậu Giang. Đoàn đi thăm các địa điểm tâm linh, theo như trong mơ là thăm bà Thiên Hậu - vị thần của người Hoa. Mình còn sờ vào tường gạch có trang trí ngói đỏ của nơi thờ. Đoàn còn đi thăm 1 em hoàn cảnh khó khăn, đến nhà hàng nơi ẻm làm thù nhà hàng nói ko biết ẻm hiện đang ở đâu, mỗi ngày ẻm chỉ làm ở đây 1 tiếng từ 9-10h rồi đi. Mơ như thật luôn má ôi 🤧 trong mơ mình còn search mạng tìm địa chỉ ẻm nữa.
Ngoài ra mơ thấy đoàn chuẩn bị cho 1 tiết mục văn nghệ tập thể. Người ta yêu cầu mặc áo dài, mình mặc quần áo bt, lúc diễn, ai cũng áo dài đứng hàng dưới, mình chạy ra sau đứng 🤣 rồi người ta xếp chỗ ở ở nơi nào ấy như cái hội trường, xung quanh toàn cây hoa, trời thì mưa dào dạt -))) à lại nói về thằng bạn mình -)))
Đoàn đi thăm chùa Khmer, thì gặp nó dẫn khách đi. Trong mơ mình còn bảo vs đứa đứng cạnh kiểu nó bt toàn đi nc ngoài, nay sao nổi hứng đi trong nước. Nó chạy qua kiếm mình, trong mơ đen hơn so vs ngoài đời, kêu lát gặp bà sau! Một lát sau, đoàn di chuyển ngắm 1 điểm nào đó buổi tối thì mình thấy nó đi vs 1 em xinh xinh. Nó bỏ em kia lại, qua chỗ mình. Việc đầu tiên nó làm là kéo mình lại gần, ôm 1 cái rồi dịu dàng hôn giữa má (ngoài đời thì nó chưa từng dám thế, nhưng mình biết nó từng muốn nên có lẽ vậy mà trong mơ mình thấy cũng bt hô hô 🤣). Rồi nó kể chuyện gđ, kiểu muốn lấy người khác nhưng ko đc, dù người khác hiện có con vs nó rồi nhưng nó chưa thể giải quyết vđ giữa nó và vợ đc. Tao tức cười quá, nghĩ bụng ông lại quay về vs con đường cũ sao, à mình ko đánh giá chuyện đạo đức gì đó, vì mỗi người 1 hoàn cảnh, ko ở trong hoàn cảnh đó, kk biết đc những nút thắt của câu chuyện đời ngta đâu :v
0 notes
Text
Những lợi ích của việc chuyển sang học nghề
Việc học tiếp cấp 3 và với được tấm bằng trung học phổ thông là chỉ tiêu chung của phần đông học trò và gia đình. ngoài ra, đây chẳng phải là đường độc nhất để thành công trong khoảng thời gian dài. thực tế, rộng rãi người đã thành công mà ko mang bằng cấp 3.
Hiện nay, rất nhiều phụ huynh đang phải đối mặt sở hữu sức ép và sự lừng khừng giữa việc lựa chọn cho con mình giữa học nghề và học tiếp lên cấp 3 sau khi hoàn thành lớp 9. bên cạnh đó, không phải tất cả các em học sinh đều với khả năng hấp thu tri thức 1 phương pháp thuận tiện và đạt được điểm số cao trong các kỳ thi. đa dạng em có điểm số tốt chỉ 2-3 điểm trong những bài rà soát nhưng vẫn bị bố mẹ ép học thêm dày đặc để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.
Hiện giờ, việc học nghề đang trở thành xu thế được đa dạng người chọn lựa lúc tốt nghiệp trung học cơ sở vật chất. Điều này ko chỉ giúp học sinh mang thêm kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực tế mà còn mở ra đa dạng thời cơ việc khiến trong tương lai. Trong bài viết này, chúng ta sẽ điểm qua những ích lợi của việc chuyển sang học nghề ngay diễn ra từ rẻ nghiệp trung học hạ tầng.
Chương trình học phổ thông
Một trong các ưu điểm của việc học nghề đó là học sinh sở hữu thể chọn phổ thông lĩnh vực khác nhau để phù hợp sở hữu thị hiếu và năng lực của mình. những lĩnh vực như Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Cơ điện tử, Cắt gọt kim khí, khoa học hàn, kỹ thuật ô tô, Kế toán tổ chức, Quản trị mạng máy tính, khoa học thông tin (Ứng dụng phần mềm), công nghệ máy lạnh và điều hòa ko khí và nhiều ngành nghề khác đều với nhu cầu tuyển dụng to, đem lại đa dạng cơ hội cho học sinh.
Bên cạnh đó, chương trình học của các trường nghề cũng được thiết kế để sản xuất cho học trò các tri thức và kỹ năng cần yếu để có thể khiến việc trong những lĩnh vực này. Điều này giúp học sinh có cơ hội học hỏi, trau dồi kỹ năng và có thể vận dụng những kiến thức này trong thực tại.
Học liên thông lên cao đẳng, đại học
Một trong những thế mạnh của việc học nghề ấy là học trò thấp nghiệp trung học cơ sở vẫn với thể học liên thông lên cao đẳng, đại học. Điều này giúp cho những học sinh với thể tiếp cận mang những cơ hội học tập cao hơn, mở rộng kiến thức và nâng cao cường kỹ năng chuyên môn để phục vụ cho sự nghiệp sau này.
>>> Xem thêm: https://seoulacademy.edu.vn/con-gai-nen-hoc-nghe-gi-phu-hop-va-co-thu-nhap-on-dinh
Cơ hội việc làm rộng mở lúc học nghề
Hiện tại, nhu cầu về nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng đang nâng cao cao theo xu hướng tăng trưởng kinh tế và công nghiệp của đất nước. những đơn vị, đơn vị, doanh nghiệp đang ngày càng với nhu cầu tuyển dụng nhân viên sở hữu trình độ chuyên môn cao và kỹ năng nghề nghiệp thấp.
Trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là phân phối, nhu cầu tuyển dụng nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng rất to. các ngành như ô tô, cơ khí, điện tử, điện lạnh, xây dựng, công nghệ Công trình, công nghệ thông báo, nghề gỗ, nghề kim hoàn, khiến cho đẹp, cá tính, v.v. Đều cần tuyển dụng viên chức với trình độ chuyên môn cao.
Ngoài ra, các đơn vị quản lý đòi hỏi kỹ năng nghề nghiệp cao như công nghệ viên, kỹ sư, kế toán, nhân sự, marketing, bán hàng, v.v. Cũng đang có nhu cầu tuyển dụng nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng càng ngày càng cao.
Chính bởi vậy, nhu cầu tuyển dụng nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng rất to và phổ thông trong các cấp kinh tế và xã hội. Việc học nghề sẽ giúp những học trò đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp và doanh nghiệp, đồng thời cũng mang đến cho họ thời cơ hoàn hảo để khởi nghiệp và tự tạo việc làm mình.
Có thể bạn quan tâm: nên học nghề hay học cấp 3
0 notes
Text
TRUNG TÂM GIA SƯ HÀ TĨNH
Trung Tâm Gia sư Hà Tĩnh kính chào quý Phụ huynh cùng các em học sinh thân mến.Gia sư Hà Tĩnh kính chào quý Phụ huynh cùng các em học sinh thân mến. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong công tác gia sư dạy kèm, Gia Sư Hà Tĩnh tự hào là trung tâm Uy tín – Chất lượng hàng đầu tại Hà Tĩnh.
Trung tâm gia sư Hà Tĩnh nhận dạy kèm lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 các môn Toán, Lý, Hóa, Anh Văn, Tiếng Việt, Luyện Chữ…trên địa bàn các phường : Bắc Hà, Đại Nài, Hà Huy Tập, Nam Hà, Nguyễn Du, Tân Giang, Thạch Linh, Thạch Quý, Trần Phú, Văn Yên và 5 xã: Đồng Môn, Thạch Bình, Thạch Hạ, Thạch Hưng, Thạch Trung.
https://giasutaiduc.com/gia-su-ha-tinh/
0 notes
Link
0 notes
Text
5 Phương Pháp Hiệu Quả Cho Quá Trình Học Ôn Thi Toán Lớp 9 Từ Sớm
Học sinh 2K10 chuẩn bị bước vào lớp 9 có thể cảm thấy bối rối trước lượng lớn kiến thức và bài tập phức tạp? Đừng lo lắng, Toan.vn sẽ đưa ra 5 chiến lược ôn thi Toán lớp 9 dưới đây, bạn sẽ có được kế hoạch học tập chặt chẽ và hiệu quả để đạt thành công trong kỳ thi vào lớp 10 của mình.
1. Đảm Bảo Học Chắc Kiến Thức Toán THCS, Đặc Biệt Là Toán Lớp 8
Kiến thức Toán có tính nối tiếp và liên kết mật thiết với nhau. Đảm bảo nắm vững kiến thức ở các lớp dưới là nền tảng quan trọng để học tốt ở các lớp cao hơn. Học sinh cần tập trung vào các chuyên đề liên quan đến phép nhân, chia đa thức, phân thức đại số, tam giác đồng dạng, đường tròn - những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất để học tốt Toán lớp 9.
2. Hiểu Bản Chất Lý Thuyết Các Bài
Hiểu rõ lý thuyết là cơ sở để linh hoạt áp dụng giải quyết các bài toán từ cơ bản đến nâng cao. Học sinh cần nắm chắc toàn bộ lý thuyết cơ bản và xây dựng một kho lưu trữ phương pháp giải các bài toán thường gặp.
3. Liên Tục Thực Hành Thành Thạo Các Chuyên Đề
Thực hành thường xuyên giúp củng cố kiến thức và nâng cao khả năng giải quyết vấn đề. Luyện tập thường xuyên cũng giúp học sinh tăng khả năng ghi nhớ, tự tin và linh hoạt trong khi làm bài.
4. Rèn Luyện Kỹ Năng Vẽ Hình Chính Xác
Kỹ năng vẽ hình chính xác là yếu tố quan trọng giúp học sinh hiểu rõ và linh hoạt áp dụng kiến thức về hình học.
5. Rèn Luyện Kỹ Năng Giải Toán Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao
Rèn luyện kỹ năng giải toán từ cơ bản đến nâng cao giúp học sinh quen thuộc với các dạng bài tập và tăng khả năng ứng phó khi gặp phải các bài mới.
Xem thêm: PHƯƠNG PHÁP ĐỂ HỌC ÔN THI TOÁN LỚP 9 TỪ SỚM
Học ôn thi Toán lớp 9 từ sớm giúp học sinh có nền tảng vững chắc và tự tin hơn trong quá trình học. Với các khóa học chủ động tại Toan.vn, học sinh sẽ được đánh giá năng lực và hướng dẫn lộ trình học phù hợp để luôn đạt kết quả cao trong các kỳ thi quan trọng.
1 note
·
View note
Text
Tổng quan về phương pháp dạy học của Mầm non Sơn Ca - KĐT Đại Thanh
Mầm non Sơn Ca - KĐT Đại Thanh (ảnh logo cũ)
>>> Tham khảo thêm: [REVIEW] Chương trình học tại Mầm Non Sơn Ca - Đại Thanh có những gì ?
1. Mầm non Sơn Ca - KĐT Đại Thanh ở đâu, cơ sở vật chất, trình độ giáo viên và chế độ dinh dưỡng ra sao ?
Mầm non Sơn Ca nằm tại đâu ?
Tọa lạc tại địa chỉ số 9, Liền kề 1, KĐT Đại Thanh xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì Hà Nội, trường mầm non Sơn Ca - KĐT Đại Thanh là 1 trong TOP những trường uy tín nhất trong khu vực Đại Thanh, ngôi trường chú trọng về chất lượng Giáo viên đồng đều, sự đầu tư về cơ sở vật chất, đáp ứng đủ các tiêu chí về chế độ dinh dưỡng, chương trình học và các giờ học năng khiếu hàng tuần với mức học phí vô cùng phải chăng.
Cơ sở vật chất ở đây ra sao ?
Mầm non Sơn Ca - KĐT Đại Thanh
Mầm non Sơn Ca - KĐT Đại Thanh với cơ sở vật chất khang trang, thoáng mát với đầy đủ các thiết bị điện tử phục vụ cho dạy học (như TV, máy chiếu, loa bluetooth…), tài liệu dạy học và các dụng cụ học tập đa dạng và theo sát nội dung chương trình học.
Trình độ đội ngũ Giáo viên ở Mầm non Sơn Ca như nào ?
Giáo viên Mầm non Sơn Ca - KĐT Đại Thanh
Đội ngũ Giáo viên của trường mầm non Sơn Ca được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Các cô dạy học với biết bao tâm huyết với nghề giáo, dạy cho các con những kiến thức từ đơn giản nhất như cất dép lên kệ để giày, đến cẩm tay chỉ bảo các con vẽ hoa, nấu ăn, làm thí nghiệm vui…
Chế độ dinh dưỡng ra sao ?
Chế độ dinh dưỡng Mầm non Sơn Ca - KĐT Đại Thanh
Ngoài ra, để đảm bảo cho sức khỏe và tạo điều kiện để bé phát triển toàn diện về mặt thể chất, nhà trường thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng khoa học và an toàn thực phẩm. Nhà bếp cũng đáp ứng đủ các điều kiện từ dụng cụ dao, thớt, chảo… sạch sẽ, và theo tiêu chuẩn quy định. Không chỉ như vậy, mầm non Sơn Ca, Đại Thanh quan tâm tới từng khẩu phần của từng lứa tuổi để các con có được 1 chế độ ăn uống an toàn, đầy đủ dinh dưỡng, và ngon miệng.
Trường nhận học sinh trong độ tuổi nào ?
Hiện tại, trường nhận dạy trẻ từ 12 tháng – 6 tuổi. Học phí của trường khoảng 2.000.000 đồng. Đây là mức học phí mới nhất của Mầm non Sơn Ca - KĐT Đại Thanh.
2. Chương trình học ở đây như thế nào ?
Tại Mầm Non Sơn Ca, trường áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến nhât: STEAM. Mỗi lớp tầm 10 - 15 bé với 2 - 4 cô phụ trách, với sự tận tâm tận tụy với nghề của các cô giáo trường Sơn Ca, các con luôn nhận được sự quan tâm và chăm sóc tốt nhất.
Hơn thế nữa, với chương trình học đa dạng và thú vị, các con được thỏa thích phát triển tài năng cá nhân cũng như khám phá năng khiếu tiềm ẩn của các bé. Ở trường mầm non Sơn Ca, các con học Tiếng Anh với Giáo viên nước ngoài và Giáo viên người Việt, bên cạnh đó, bé sẽ được học các môn năng khiếu như hội hoa, aerobic, mỹ thuật…
Phương pháp STEAM là gì ?
Phương pháp STEAM là gì ?
Phương pháp STEAM là một phương pháp giảng dạy đặc biệt nhằm kết hợp các môn học trên thành một khối đồng nhất và giúp học sinh phát triển các kỹ năng quan trọng. STEAM tập trung vào bốn lĩnh vực chính, kẹp chặt với lẫn nhau để đem lại những cơ hội học tập tuyệt vời và kích thích trí tò mò cho học sinh.
Phương pháp này là một hướng tiếp cận đa môn học trong giáo dục, đặc biệt là trong lứa tuổi mầm non, hỗ trợ cho trẻ phát triển toàn diện và kích thích khả năng tư duy sáng tạo, khám phá, phân tích và giải quyết vấn đề. Các hoạt động STEAM bao gồm cả những hoạt động đơn giản như xếp hình, lắp ráp đồ chơi, tô màu, vẽ tranh, cho đến những hoạt động phức tạp như lập trình, thiết kế sản phẩm đồ họa, thử nghiệm vật liệu.
STEAM là viết tắt của từ gì?
STEAM là viết tắt của Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Arts (Nghệ thuật) và Mathematics (Toán học). Phương pháp STEAM tập trung vào việc giúp trẻ phát triển các kỹ năng tư duy sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề. Các hoạt động STEAM thường bao gồm các dự án thực tế, ví dụ như xây dựng nhà kính, làm mô hình gió cát hoặc lập trình robot. Các hoạt động này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng cần thiết để trở thành những người tư duy sáng tạo và thích khám phá.
3. Đánh giá của phụ huynh
Mầm non Sơn Ca - KĐT Đại Thanh
Chị Nguyễn Thị Yến chia sẻ: “Nhà mình ở ngay trong KĐT Đại Thanh nên mỗi sáng chỉ mất chưa đến 5 phút đi bộ đưa con đến trường. Con mình thích học ở đây lắm, bé lúc đón về còn khóc đòi ở lại với các cô. Mình rất ưng cơ sở vật chất của trường, phòng học nào cũng rộng, thoáng với đầy đủ đồ chơi, thiết bị dạy học cho các con. Và hơn hết là mình có thể ngắm bé yêu nhà mình hàng ngày với hệ thống camera của trường.”
Anh Phạm Tuấn Thành chia sẻ: “Bé nhà mình năm nay gần tròn 18 tháng, mình mới cho con học ở trường Mầm Non Sơn Ca được 2 tuần nhưng rất yên tâm với chất lượng dạy học ở đây. Lần đầu đến trường là mình đã chốt cho con học luôn rồi, vì cơ sở vật chất nhìn hiện đại, sạch sẽ lắm và các cô cũng rất thân thiện nữa.”
4. Kết luận
Trong khu vực Đại Thanh, có nhiều trường mầm non sử dụng các phương pháp đào tạo STEAM vì đây là 1 trong các phương pháp phổ biến nhất. Mầm non Sơn Ca - KĐT Đại Thanh tự hào với đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, các cô luôn đảm bảo học sinh được tiếp nhận những kiến thức tiên tiến nhất cả về mặt lý thuyết lẫn thực hành. Bố mẹ yên tâm khi gửi gắm con trẻ tại Mầm non Sơn Ca - KĐT Đại Thanh.
MỌI THÔNG TIN XIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Liền kề 1, số 9 LK1 KĐT Đại Thanh xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì HN
SĐT: 038 228 6217
Fanpage: Mầm non Sơn Ca - KĐT Đại Thanh
Gmail: [email protected]
0 notes
Text
0 notes